Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Khám Phá Cơ Chế Hình Thành Và Bài Tiết Sữa Mẹ

Cho con bú là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quãng thời gian làm mẹ. Khi ngắm nhìn đứa con thân yêu, khi chơi cùng con, ôm ấp vỗ về… bạn chợt có cảm giác sữa tràn về và rần rần nơi bầu ngực. Vậy Sữa mẹ được tạo ra như thế nào và làm thế nào để duy trì nguồn Sữa mẹ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Cơ chế hình thành và bài tiết Sữa mẹ

Sữa mẹ được hình thành là nhờ hormone Prolactin nằm tại tuyến Yên của vỏ não. Trong thời kì mang thai, nồng độ 2 hormone Estrogen và Progesteron tăng cao làm kìm hãm sự phát triển Prolactin. Khoảng tháng thứ 6 trở đi, lượng Estrogen và Progesteron giảm dần, đồng thời lượng Prolactin tăng dần lên. Lúc này, bầu ngực của mẹ bắt đầu có sữa nhưng chỉ với lượng rất nhỏ. Sau khi sinh, nồng độ Estrogen và Progesteron giảm mạnh, nồng độ Prolactin tăng cao bắt đầu quá trình sản xuất Sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ Prolactin chỉ được duy trì thông qua việc mẹ cho bé bú hoặc mẹ dùng dụng cụ vắt/hút sữa vì Sữa mẹ được tạo ra là kết quả tác động của các hormone và các phản xạ.
máy hút sữa ardo
máy hút sữa ardo

Khi trẻ bú, các xung động cảm giác từ núm vú truyền lên não mẹ, kích thích tuyến Yên bài tiết Prolactin. Hormone Prolactin vào máu rồi đến vú, kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất sữa. Ban đêm, tuyến Yên tiết Prolactin nhiều hơn, vì vậy cho trẻ bú đêm sẽ giúp sữa tiết ra nhiều hơn. Khi trẻ bú còn kích thích tuyến Yên tiết ra Oxytocin, hormone này vào máu, đến vú làm co các tế bào cơ xung quanh các nang sữa giúp đẩy sữa từ các ống dẫn tới xoang (túi) chứa sữa ở sau quầng vú. Vì vây, ngay sau khi sinh, mẹ cần cho trẻ bú ngay để kích thích sản xuất sữa. Việc cho bú sớm sẽ làm tăng tiết Oxytocin, một mặt kích thích bài xuất sữa, mặt khác giúp co hồi tử cung, giảm chảy máu sau sinh.

Sự bài tiết Oxytocin còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, cảm xúc. Nếu phản xạ Oxytocin hoạt động không tốt thì trẻ có thể không được bú đủ sữa. Đó là hiện tượng sữa không chảy ra mặc dù các nang sữa vẫn tiết sữa. Hành động vuốt ve âu yếm con, nghe tiếng con khóc, ngắm nhìn con ngủ, cưng nựng con gây ra những tín hiệu cảm xúc truyền về tuyến yên làm tăng bài xuất sữa. Trái lại mẹ căng thẳng, stress, mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm sữa ngừng không chảy nữa. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ sẽ có nguy cơ bị mất sữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét