Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ TÁI SỬ DỤNG SỮA CÔNG THỨC

Bé bú sữa công thức có thể bị bệnh do sữa bị nhiễm khuẩn. Để ngăn chặn điều này, các mẹ nên tuân theo các nguyên tắc dưới đây để bảo quản sữa công thức một cách an toàn.

Khi bé bú xong một bình
Cho bé bú sữa ấm ngay lập tức. Không đun sôi trước bởi vì sữa nóng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu sữa công thức được để ở nhiệt độ phòng hơn 1 tiếng, hãy vứt nó đi.
Nếu bé bắt đầu bú sữa công thức và không bú hết bình trong vòng 1 tiếng, bạn cũng hãy vứt nó đi. Không làm lạnh hoặc đun nóng phần sữa thừa. Vi khuẩn từ miệng bé có thể xâm nhập vào bình, làm nhiễm bẩn dòng sữa và khiến bé bị bệnh.

Khi chuẩn bị sữa cho bé dùng lần sau

1. Sữa bột
Sau khi pha sữa bột hoặc sữa cô đặc với nước, hãy đổ sữa vào bình kín và để vào tủ lạnh ngay lập tức. Lưu ý không nên để sữa bên ngoài tủ lạnh. Sau 24 giờ, nếu sữa còn thừa bạn nên đổ đi bởi vì vi khuẩn có thể hình thành.
2. Sữa pha sẵn
Khi mở sữa pha sẵn, hãy bảo quản nó trong bình kín và để vào tủ lạnh ngay lập tức. Sau 48 tiếng, nếu sữa còn thừa hãy vứt đi bởi vì vi khuẩn cũng có thể đã hình thành.
Mẹo: Dán nhãn ngày và thời gian pha sữa (sữa bột) và mở sữa (sữa pha sẵn) lên bình sữa hoặc cài đặt chế độ báo thức trên điện thoại, hoặc bất kỳ cách nào bạn cảm thấy tiện lợi. Đặt bình sữa trở lại vào tủ lạnh (nơi lạnh nhất), bình sữa mới nhất ở xa nhất và luân phiên các bình sữa cũ nhất ra trước.

Khi chuẩn bị sữa để đi xa

1. Sữa pha sẵn
Cách bảo quản sữa công thức an toàn nhất khi đi ra ngoài đó là mang theo một hộp sữa pha sẵn chưa mở nắp và một bình sữa sạch và rỗng. Khi bé muốn bú, hãy đổ sữa ra bình và cho bé bú ngay. Tuy nhiên, sữa đã pha sẵn thường tốn kém và có thể không phù hợp với sở thích thường ngày của các bé.
2. Sữa bột
Trước khi rời khỏi nhà, hãy cho sữa bột (đã đo lường tỉ lệ trước) vào một bình sữa sạch. Đun sôi nước và cho vào bình nóng lạnh để giữ nước nóng trong 4 giờ. Sau khi pha sữa với nước, kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay bạn để đảm bảo sữa đủ ấm, không quá nóng, sau đó cho bé bú ngay.
3. Bình sữa đã chuẩn bị sẵn
Nếu cần pha sữa và đổ vào bình sữa trước khi đi ra ngoài với bé, hãy làm lạnh sữa ít nhất 1 giờ trong tủ lạnh (nơi lạnh nhất). Bạn có thể bảo quản bình sữa (đã làm lạnh) trong thùng làm lạnh với các túi nước lạnh đến 2 giờ. Sau 2 giờ, hãy vứt đi phần thừa nhé.
Mẹo: Mặc dù bé sơ sinh thích sữa được hâm nóng hơn nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải hâm sữa cho bé, bởi vì không có nghiên cứu y khoa nào bắt buộc điều đó. Nếu bé có thể bú sữa ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua công đoạn hâm sữa nhé.

Hâm sữa từ trong tủ lạnh

Bạn có thể hâm sữa đã để trong tủ lạnh bằng cách để bình sữa dưới vòi nước cực ấm hoặc nóng và nhẹ nhàng xoáy sữa trong vài phút. Hoặc đặt trong tô hoặc nồi đựng nước ấm hoặc nóng cho đến khi sữa đạt nhiệt độ bé thích. Nếu sử dụng nồi, hãy loại bỏ bất kỳ nguồn nhiệt nào trước khi đặt bình sữa vào nhé.
Một phương pháp khác đó là sử dụng máy hâm sữa đặt trong nhà bếp hoặc cắm vào ổ cắm trên xe.
Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng bởi vì nó có thể làm nóng chất lỏng không đồng đều, tạo ra các điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét