Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Vắt Sữa Non Trước Sinh-nên Hay Không?

Mình khuyên các mẹ cân nhắc: những mẹ nào thấy mình nằm trong trường hợp kể dưới đây (mẹ Tiểu đường, con sứt môi, ...) thì mới nên áp dụng, và trước khi áp dụng phải được sự cho phép của Bác sĩ Sản, phải có sự theo dõi sát của BS Sản hay Nữ hộ sinh.

Theo ý kiến của Bác sĩ Achouri - Bệnh viện Việt Pháp: "Việc vắt sữa ở tuần thai 36-37 là không tốt bởi nó có thể gây những cơn co tử cung và gây chuyển dạ sớm hơn dự kiến. Sữa non vẫn luôn luôn tốt sau khi sinh nên các mẹ có thể cho con bú sữa non ngay sau sinh".

Theo Hội sữa mẹ của Úc ( Australian Breasyfeeding Association), hầu hết các BV của Úc đều có phác đồ như vầy: trước khi quyết định mẹ vắt sữa non trước sinh, mẹ cần phải tham vấn Bác sĩ sản hay Nữ hộ sinh. Một số lý do mà mẹ nên nghĩ đến việc vắt sữa non trước sinh:

· Bệnh tiểu đường . Vì bé sinh ra từ mẹ bệnh tiểu đường (loại 1 hoặc loại 2) sẽ có nguy cơ hạ đường huyết sau khi sinh, sữa non có thể giúp lượng đường trong máu của bé ổn định.

· Bé có nguy cơ không thể bú mẹ tốt, nhất là giai đoạn sớm sau sinh. Ví dụ trẻ được chẩn đoán trước sinh bị hở môi và / hoặc vòm miệng , hoặc bé có vấn đề bất thường về hệ thần kinh hoặc tim. Những bé này không có khả năng bú tốt và do đó, mẹ sẽ phải vắt sữa cho con. Lúc này có sẵn sữa non trước khi sinh sẽ giúp mẹ thoải mái hơn. Nhờ vậy mẹ cũng có cơ hội tập vắt sữa trước sinh.

· Trong gia đình có người dị ứng với sữa bò hoặc có bệnh tiểu đường típ 1. Do có sự di truyền nên những bé trong gia đình thế này, nếu dùng sữa công thức sớm sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh này.

· Mẹ có tiền sử ít sữa. Người mẹ này đã từng có con và mặc dù đã tìm đủ cách cho con có đủ sữa nhưng không thành công.(Kết luận này không dễ, mẹ phải tự hỏi là mẹ có tìm hết cách chưa nhé, hay vì hoàn cảnh nhé!)

· Mẹ có mô tuyến sữa không đủ (cái này phải được BS chẩn đoán) .

Các nghiên cứu về việc hút sữa non trước sinh vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên lớn, được gọi là nghiên cứu DAME sẽ được hoàn thành vào năm 2015 và nghiên cứu sẽ cung cấp cho chúng ta bằng chứng lợi ích tiềm năng hay sẽ là sự tổn hại của việc hút sữa trước sinh.

VẮT SỮA TRƯỚC KHI SINH:“HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG” ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Bởi tiến sĩ Deanna M. Soper

Vắt sữa non(VSN) trước khi sinh là gì? Và tại sao phụ nữ lại làm như vậy? VSN là cách lấy sữa non (sữa đầu tiên) từ vú người mẹ trước khi mẹ sinh bé. Vào những năm gần đây, VSN được khuyến nghị cho một số mẹ có đái tháo đường type I hoặc đái tháo đường thai kỳ. Các bé sơ sinh của những người mẹ trên có thể có nguy cơ hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp hơn bình thường) và đôi khi các bé sẽ được bổ sung sữa công thức (BSSCT) để tăng lượng đường trong máu lên. Tuy nhiên, BSSCT vào giai đoạn sớm đầu đời có thể gây ảnh hưởng không tốt trong cố gắng giúp bé bú ti mẹ sau này. Ngoài ra, BSSCT, dù chỉ là một bình, cũng có thể có những nguy cơ nhất định cho sức khoẻ của trẻ.

Bởi những lý do trên, hiện nay một số nhân viên y tế sẽ khuyến nghị các mẹ có đái tháo đường (DTD) type I hoặc đái tháo đường thai kỳ (DTDTK) sẽ VSN cho các bé cho tới khi các bé được sinh ra. Điều này đã làm nổ ra một cuộc tranh luận gay cấn với nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh các vấn đề về sự an toàn, hiệu quả và kể cả là sự khác biệt về dinh dưỡng giữa sữa non được vắt ra trước sinh với sữa non được tiết ra sau sinh.

Bối cảnh lịch sử

Harold Waller là người đã tiến hành một nghiên cứu sớm nhất về VSN. Mối quan tâm lớn nhất của ông là tại sao việc cho con bú lâu dài lại bị thất bại và có rất ít mẹ thực sự biết đến cơ chế tiết sữa cũng như sự tiết sữa thực sự bắt đầu từ lúc nào trong cơ thể người mẹ. Ông đã sử dụng việc hướng dẫn cho các mẹ kỹ thuật vắt sữa bằng tay trước sinh với hy vọng sẽ cải thiện được tỉ lệ cho con bú.

Lợi ích tiềm năng Có một số lý do cho thấy VSN trước sinh có thể có lợi, như: giảm việc sử dụng SCT, gia tăng tỷ lệ cho con bú mẹ, bổ sung dinh dưỡng và miễn dịch. Bổ sung SCT trên thực tế do nhiều lý do nhưng nếu sữanon được vắt và tích trữ từ trước thì việc sử dụng SCT có thể sẽ giảm đi. Các con của những mẹ có DTD type I và DTDTK thường phải bổ sung thêm SCT do lượng đường của bé chưa được ổn định ngay sau sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì bổ sung SCT có thể không thực sự cần thiết bởi bác sỹ có thể làm các xét nghiệm đường huyết nhanh cho trẻ trong những giờ đầu sau sinh và chúng có độ tin cậy khá cao. Các mẹ DTD type I và tiểu đường thai kỳ thường về sữa chậm hơn các mẹ bình thường. Điều này có thể là hệ quả của sự ảnh hưởng của hormone của mẹ nhưng cũng có thể bởi việc cho bé bú hay vắt sữa dư thừa không thường xuyên.Chính điều này sẽ gây ra việc bổ sung SCT (vụnày các mẹ biết rùi ah. Khi bé bú không hết sữa hoặc căng sữa mà con không có nhu cầu ăn thì các mẹ fải vắt sữa cho đỡ căng tức khó chịu, gây trễ ngực, mấtt hẩm mỹ, jảm dần sữa và gây mất sữa)

Không chỉ có mỗi các mẹ mắc DTD có thể VSN trước khi sinh. Những mẹ nào gặp các vấn đề trục trặc sức khỏe như: không đủ mô vú, bệnh đa nang buồng trứng, bệnh đa xơ cứng, đã từng trải qua phẫu thuật vú đều có thể VSN trước sinh để giúp bé có đủ sữa cho tới khi sữa trưởng thành về.Ngoài ra, tất cả những mẹ nào có vấn đề về sức khỏe và quan tâm đến sữa non đều có thể được hưởng lợi từ việc VSN trước sinh. Có thể cho con bú thành công là điều rất quan trọng đối với các mẹ bởi nó làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh, làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, chống lại bệnh loãng xương, hỗ trợ việc giảm cân do thời kỳ mang thai. Hơn thế nữa, ngoài những hiểu biết về nguy cơ của việc cho bé bú SCT và lợi ích trong việc bé được hưởng nguồn sữa non, sữa trưởng thành thì việc bú mẹ còn là điều đặc biệt quan trọng đối với Trẻ sơ sinh. Sữa non được coi là “sữa đầu”, là sữa với nhiều thành phần và là bức tranh đầy màu sắc của dinh dưỡng, là tổng hợp của khoáng chất, các vitamin thiết yếu, các chất đạm và chất béo cho bé. Bé sơ sinh sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc bú được lượng sữa non này: dễ dàng đi phân su, loại phân đen-dính có sẵn trong đường tiêu hoá, bởi sữa có tác dụng như một loại thuốc xổ; có khả năng cung cấp lượng kháng thể cần thiết giúp bé chống lại các loại vi khuẩn và virus ngay từ khi chào đời. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, vú bắt đầu sản xuất sữa non. Một số ít mẹ sẽ có hiện tượng chảy ít sữa và nếu muốn có thể dự trữ và làm đông lạnh lại để dành cho bé sau sinh nếu cần thiết. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng liệu có sự khác biệt về dinh dưỡng và tế bào sống giữa sữa non trước và sau khi sinh hay không.

Cũng cần phải lưu ý rằng việc nghiên cứu VSN trước sinh mới được nghiên cứu trên một nhóm chứng nhỏ và chưa có thí nghiệm đầy đủ. Như vậy, sự an toàn và hiệu quả của việc VSN trước sinh với mục đích dự trữ sữa non và chuẩn bị cho việc cho con bú chưa được đánh giá kỹ lưỡng.

Các vấn đề liên quan tới việc VSN: Việc VSN thường được khuyến cáo bắt đầu từ tuần 34-37 của thai kỳ bởi lúc này sự kích thích núm vú mới có tác dụng làm tăng Ocytocin, loại hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm chín cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ gây ra một quan ngại liệu điều này có làm cho mẹ chuyển dạ quá sớm? Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng các bé sơ sinh của các mẹ đã từng VSN trước khi sinh có trọng lượng khi sinh thấp hơn và có thời gian mang thai ngắn hơn , có nghĩa là kích thích núm vú trong quá trình VSN trước sinh gây ra chín cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ sớm. Những nghiên cứu trên chỉ ra rằng tất cả những kết quả trên được thử nghiệm trên một con số không đáng kể và trên các mẹ có bệnh tiểu đường, có nghĩa là những mẹ bình thường áp dụng cách thức này là sẽ không phù hợp. Một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng những mẹ đã từng VSN trước sinh có nguy cơ cao sinh non dẫn tới việc trẻ có nguy cơ phải nằm tại khoa chăm sóc đặc biệt cao hơn. Hai nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các bé sinh do các mẹ thực hành VSN trước sinh có nguy cơ phải nằm tại khoa chăm sóc đặc biệt (26,27), mặc dù các nghiên cứu này đều chưa thể giải thích cặn kẽ. Soltani (2008) đã công bố một cách không chính thức trên một tạp chí do chưa có sự phê duyệt do sự phân tích không đầy đủ của nghiên cứu. Ngoài ra, cần lưu ý rằng Soltani cũng chỉ thực hiện nghiên cứu trên một nhóm chứng nhỏ và rất khó để có thể giải thích được hết những khó khăn, vướng mắc xung quanh thí nghiệm đó. Forster (2009) cũng thử nghiệm trên nhóm chứng nhỏ và cũng không có đầy đủ dữ liệu.
máy hút sữa

máy hút sữa


Cuối cùng, do thiếu các nghiên cứu đáng tin cậy, rất khó xác định được việc các mẹ VSN trước sinh ảnh hưởng đến việc khởi phát chuyển dạ sớm gây trẻ sinh non nhẹ cân hoặc tăng nguy cơ trẻ phải chăm sóc tại phòng đặc biệt ở mức độ nào. Chắc chắn rằng các nghiên cứu về chuyển dạ cần được thực hiện sớm. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: lượng Ocytocin tăng lên bao nhiêu khi kích thích vào núm vú? Ocytocin tăng lên như thế nào khi các mẹ thực hành VSN trước sinh so sánh với việc tăng Ocytocin khi phụ nữ mang thai được kích thích khi hôn, đạt cực khoái, âu yếm với các bé trước hoặc với chồng của họ? Nếu kích thích đầu vú khi VSN trước sinh gây tăng Ocytocin làm khởi phát chuyển dạ sớm thì có nghĩa là các mẹ có bầu bé tiếp theo mà vẫn cho bé trước bú mẹ thì cũng là nguyên nhân gây sinh non. Liệu Ocytocin có tăng đột biến bởi các hành vi (VD: VSN trướcsinh, đạt cực khoái, cho bé lớn bú Sữa mẹ khi đang mang thai..) có là nguyên nhân của việc khởi phát chuyển dạ sớm?

Thật không may là một vài nghiên cứu chỉ ra rằng câu trả lời cho những câu hỏi trên có tồn tại. Một điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học không thể hiểu hết một cách cặn kẽ và đầy đủ về cơ chế gây chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này được giải thích trên rất nhiều khía cạnh của sinh lý, giải phẫu học và hiện tượng thay đổi của các nội tiết tố xảy ra giai đoạn trước chuyển dạ và việc khởi phát chuyển dạ là một quá trình phức tạp có liên quan đến rất nhiều vấn đề về sinh học khác chứ không chỉ bởi mỗi lượng Ocytocin được giải phóng. Ngoài ra,Ocytocin còn được biết là lượng hormone được tiết ra thông qua tình dục và nóđược giải phóng nhiều ở nữ giới sau khi được kích thích thông qua cực khoái. Kích thích núm vú có thể xảy ra khi người nữ đạt cực khoái hoặc phụ nữ mang thai đồng thời cho bé lớn bú mẹ. Tuy nhiên, sự giải phóng Ocytocin ở người không mang thai ít hơn ở phụ nữ có thai sau khi có kích thích núm vú. Trong một nghiên cứu cho thấy việc cho con bú khi mang thai không làm gia tăng nguy cơ sinh non. Với thông tin này thì dường như là việc VSN trước sinh cũng không phải là nguyên nhân gây khởi phát chuyển dạ sớm. Đồng thời mỗi một cơ thể của người phụ nữ là duy nhất. Nếu cô ấy lựa chọn sử dụng biện pháp VSN trước sinh, cô ấy cần được cảnh báo và có nhận thức một cách đầy đủ về các dấu hiệu chuyển dạ sớm, đặc biệt là khi cô ấy đã từng có tiền sử sinh con non tháng và cô ấy cần thảo luận một cách cẩn thận về việc an toàn khi áp dụng phương pháp VSN trước sinh cũng như tất cả các mối quan tâm khác của cô ấy xung quanh thai kỳ lần này với bác sỹ sản khoa. Bất kỳ mẹ nào có quan tâm tới phương pháp thực hành VSN trước sinh cần phải có một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ và chi tiết về sức khoẻ của bản thân và thai nhi xem có phù hợp hay không. Cô ấy cần có kế hoạch mang sữa non của mình đến bệnh viện như thế nào và nhất thiết cần thông báo và có cuộc thảo luận đầy đủ với bác sỹ Sản khoa cũng như nữ hộ sinh nơi mà cô dự sinh ở đó bởi việc này có thể họ không thường xuyên gặp và từng làm trước đó. Ví dụ: một bệnh viện ở ngoại ô Chicago tiết lộ rằng họ chưa từng có một hướng dẫn nào về việc thực hành VSN trước sinh hay là cách thức để lưu trữ sữa non đó. Chỉ có một vài bệnh viện từ Úc và New Zealand là có. Saukhi thu thập được sữa non thì nó phải được cho vào một ống nhỏ (có thể là xy-lanh như các mẹ kể trên) và được đông lạnh. Trừ khi người mẹ có kế hoạch chủ động để gây chuyển dạ hoặc sinh mổ trong vòng 1 hoặc 2 ngày thì sữa sẽ được để ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h hoặc được giữ trong tủ lạnh trong vòng 8 ngày. Lý tưởng nhất là sữa non sẽ được mang ra sử dụng trong vòng 72h . Nếu mẹ đã đông lạnh sữa non của mình thì khi tới bệnh viện mẹ nên tiếp tục trữ lạnh cho sữa non. Ngoài ra, xy-lanh nhỏ, cốc, thìa sạch luôn sẵn sàng để có thể sử dụng ngay bởi lượng sữa non là không nhiều và tránh tối đa việc dùng bình sữa, ngăn chặn nguy cơ bé chê ti mẹ sau này gây ảnh hưởng tới việc cho con bú mẹ thành công. Nên nói chuyện với Hiệp hội Tư vấn Quốc tế Nuôi con bằng Sữa mẹ của bệnh viện (vụ này Viêtnam mình chưa có đâu ah), nếu có nhân viên, thì các mẹ có thể không phải mang các vật dụng trên do bệnh viện đã có sẵn và sẵn sàng cung cấp cho các mẹ nếu không thì các mẹ sẽ phải mang đồ cá nhân đi (ví dụ như là ống để đựng sữa non, máy hút sữa)

VSN trước sinh có thể có lợi cho một số mẹ nhưng không phải là tất cả và cũng không phải là số đông. Ngày nay, những mẹ nào hiểu rằng họ thực sự cần thêm một lượng sữa dự trữ cho cuộc sinh nở của họ thì có thể thực hành cách này. Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhiều nữa về VSN trước sinh để đánh giá mức độ an toàn, tính hiệu quả và lợi ích của việc VSN trước sinh nhưng những nghiên cứu hiện có cũng đã cung cấp cho chúng ta có cái nhìn sâu hơn vào việc thực hành này, giúp tăng tỷ lệ cho con bú và giảm tỷ lệ bổ sung SCT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét